Kim Dung là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của ông

Trong làng văn học Trung Quốc, Kim Dung là một trong những nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm để đời. Ông được xem là cây đại thụ của nền văn học nước nhà cũng như là tiểu thuyết gia võ hiệp với nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim truyền hình và khán giả luôn đón nhận nồng nhiệt. Cùng tìm hiểu về Kim Dung rõ hơn ở bài viết dưới đây.

Contents

Kim Dung là ai?

kim dung

Tiểu sử

  • Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 6/2/1964 tại thị trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Kim Dung sinh ra trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Kim Dung sinh ra trong gia đình có 9 người con, ông là người con thứ 2. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ bản chất thông minh, lanh lợi, có nghịch nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông mê đọc sách, đây là thú vui đặc biệt của ông vì dòng họ của ông có một TRa thị tàng thư với nhiều sách cổ.
  • 6 tuổi, ông rất chăm học và mê đọc sách nên trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Còn nhỏ tuổi nhưng một số bài văn của ông cũng đã được đăng lên Đông Nam Nhật báo (1 tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ).
  • 8 tuổi, ông đọc tiểu thuyết võ hiệp và rất say mê nên thường sưu tầm tiểu thuyết về thể loại này.
  • 13 tuổi, do sự biến Lư Câu Kiều nên ông học ở trường Trung học Gia Hưng ở phía Đông, tỉnh Chiết Giang. Xa nhà nhưng ông vẫn chăm chú học, vẫn đứng đầu lớp và có quyển sách Dành cho người thi vào sơ trung được chính thức xuất bản vào năm ông 15 buổi. Và dần sau đó, ông có quyển Hướng dẫn thi cao trung, 2 quyển này bán rất chạy và lúc này ông có được một số tiền nhuận bút hậu hĩnh.
  • 16 tuổi, ông viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice nhằm châm biến người chủ nhiệm của ông, điều này đã ép Hiệu trưởng buộc cho ông thôi học. Sau đó, ông chuyển đến trường Cù Châu, ở đây có nhiều luật lệ hà khắc và vô lí nên năm thứ 2 ông viết cuốn Một sự ngông cuồng trẻ con trên Đông Nam Nhật báo đã nhận được sự đồng ý, tán thành của đông đảo học sinh, sau đó nhà trường buộc phải bãi bỏ những quy định vô lí. Thời điểm đó, một kí giả có tên là Trần Hướng Bình đã rất hâm mộ tác giả và đến trường để thỉnh giáo, sự thật bất ngờ khi biết tác giả còn là một học sinh.
  • 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường học Cù Châu buộc phải di dời. Lúc này, ban giám hiệu quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm, trong đó có Kim Dung. Sau đó, ông thi đậu vào Luật quốc tế tại Học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh.

Tại đây, ông cũng vô cùng nổi tiếng và là sinh viên xuất sắc. Tuy nhiên ông có lần viết thư về vụ bê bối trong trường nên lúc 19 tuổi, lần thứ 2 trong đời ông bị đuổi học.

  • 1944, ông làm việc cho nông trường ở Sơn Tây, ở đây hẻo lánh và tĩnh mịch khiến ông không chịu nổi và xin nghỉ việc. Mùa hè năm đó, ông về quê cũ Hải Ninh, nghe tin ông bị đuổi học, cha mẹ ông rất buồn chính điều này là động lực thôi thúc ông ra đi lập nghiệp.
  • 1946, ông làm phóng viên cho Đông Nam Nhật Báo và làm việc tốt, có tài thiên phú nên năm sau tạp chí Thời dữ triều mời ông sang làm việc và ông đồng ý. Tiếp đến, ông rời tòa soạn Thời dữ triều và làm việc cho Đại công báo chuyên về dịch thuật. Lúc này, anh trai của ông đang làm giáo sư thuộc Đại học Đông Ngô nên ông xin vào học tiếp Luật quốc tế
  • 1948, tờ Đại công báo đã ra phụ bản ở Hồng Kong, ông được cử sang dịch tin và làm việc ở đây. Trước khi chuyển sang làm việc ông đã đến nhà họ Đỗ để cầu hôn cô gái 18 tuổi và được chấp nhận. Họ tổ chức hôn lễ ở Thượng Hải một cách trang trọng.
  • 1950, gia đình ông bị quy thành phần địa chủ trong một cuộc Cải cách ruộng đất nên ông mất liên lạc với gia đình. 1951, vợ ông không chịu được cuộc sống ở Hồng Kong nên quyết định ly hôn
  • 1952, ông làm việc cho tờ Tân văn báo, tại đây khả năng viết lách của ông được phát huy cao độ
  • 1953, ông rời Tân văn báo và bắt tay vào việc viết kịch bản phim như Tam luyến, Tuyệt đại gia nhân, Lan hoa hoa… Những tác phẩm này cũng tạo nên thành công lớn
  • 1955, ông viết truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu lục, sau đó là Bích huyết kiếm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt. Từ đây, ông chuyển qua viết báo và truyện kiếm hiệp
  • 1959, ông sáng lập nên tờ Minh Báo
  • 1972, sau khi viết quyển tiểu thuyết cuối cùng thì nghỉ hưu và sau đó tiến hành biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm của mình
  • 1979 thì hoàn chỉnh và bộ tiểu thuyết của ông được nhiều đọc giả biết đến, chuyển thể thành phim truyền hình ăn khách lúc bấy giờ.
  • 10/1976, sau cái chết của con trai đầu, ông tìm hiểu nhiều hơn về triết lý tôn giáo
  • 1978, ông quy y Phật giáo
  • 1993, Kim Dung thôi chức tổng biên tập và bán hết cổ phần ở tờ Minh Báo
  • 2006, ông xuất bản cuốn tản văn đầu tiên trong sự nghiệp của ông
  • 30/10/2008, ông qua đời ở tuổi 94 say một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật tại Bệnh viện Hồng Kong và để lại cho người hâm mộ một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Đặc biệt, những chiêu thức võ thuật từng gắn liền với tuổi thơ, ăn sâu vào ký ức của mỗi người trở thành một kỉ niệm khó phai.

Gia đình

Kim Dung trải qua 3 đời vợ. Người vợ đầu tên là Đỗ Dã Phần một nàng thiếu nữ khuê các, xinh đẹp. Người vợ thứ 2 tên là Chu Mân một nữ phóng viên năng động và người vợ thứ 3 là Lâm Lạc Di làm nghề phục vụ.

Ông có tất cả 4 người con (2 người con trai và 2 người con gái) và đều do người vợ thứ 2 Chu Mân sinh ra, đáng tiếc là ông ai theo sự nghiệp của ông.

Dấu ấn của Kim Dung

Ông là một nhà văn nổi tiếng đồng thời cũng là nhà sáng lập nên Hong Kong Minh Báo, ông là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo.

Trong suốt thế kỷ XX, ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất là được mệnh danh là Võ lâm minh chủ chuyên về sách kiếm hiệp. Nói đến kiếm hiệp không thể không nhắc đến Kim Dung.

Giai đoạn 1955 đến 1972 ông đã viết được tất cả 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đã khiến cho ông trở thành chuyên gia viết võ hiệp thành công nhất mọi thời đại. Với hơn 300 triệu bản in (trong đó có bản quyền và bản lậu) đã tiếp cận được số lượng lớn độc giả Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Kong và châu Á lúc bấy giờ. Độ phủ sóng rộng khắp lan nhanh ra trên toàn thế giới khi được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Hàn, Việt, Nhật, Anh, Thái, Pháp, Indonesia. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được các đạo diễn tài ba chuyển thể thành phim truyền hình, thậm chí còn ra phiên bản trò chơi điện tử.

Tên của ông cũng đã được đặt tên cho tiểu hành tinh được tìm ra trùng với ngày sinh âm lịch của ông (6/2) có tên là 10930 Jinyong (1998 CR2).

Tháng 2/2006, Kim Dung được độc giả bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất của Trung Quốc.

Ước nguyện cả đời của ông đó chính là sau 100 năm, 200 năm vẫn có người đọc tác phẩm của ông. Không biết sau 100 nữa thì như thế nào nhưng hiện tại những tác phẩm của ông vẫn luôn có sức hút và mang tính hấp dẫn cho nhiều độc giả.

Sinh thời, Kim Dung cũng thân với nhiều nhà văn nổi tiếng của văn học Trung Quốc như Nghê Khuông, Hoàng Dính, Lý Thuần An. Họ là những người bạn tri kỉ của nhau, gặp nhau để hàn huyên về văn chương và thế sự.

anh hùng xạ điêu

Hầu hết các tác phẩm của ông đều xuất phát từ trái tim của mình và đều chạm đến được nhiều trái tim khác. Những tác phẩm để đời của ông trong kho tàng văn học Trung Quốc:

  • Thư kiếm ân cừu lục được đăng trên Tân văn báo vào năm 1955
  • Bích huyết kiếm đăng lần đầu tiên trên Hương Cảng thương báo năm 1956
  • Anh hùng xạ điêu được đăng trên Hương Cảng thương báo năm 1957 cũng đã được 9 lần xây dựng thành phim.
  • Thần điêu đại hiệp được đăng tải lần đầu tiên trên Minh năm 1959 và xuất hiện liên tục trong 3 năm. Đây là tác phẩm được chuyển thể thành phim truyền hình ăn khách nhất với 5 lần tái bản.
  • Tuyết sơn phi hồ được đăng trên Minh báo năm 1959
  • Phi hồ ngoại truyện ra mắt đầu tiên trong tạp chí Võ thuật và Lịch sử năm 1960
  • Bạch mã khiếu Tây phong xuất bản lần đầu tiên năm 1962 đăng trên tờ Minh báo
  • Uyên Ương đao xuất bản lần đầu tiên năm 1961 trên tờ Minh báo
  • Ỷ Thiên đồ Long ký xuất bản lần đầu trên Hương Cảng thương báo tại Hong Kong vào năm 1961
  • Liên thành quyết đăng lần đầu tiên trên Đông Á tuần báo vào năm 1963
  • Thiên Long bát bộ bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào năm 1963 và xuất hiện liên tục trong 4 năm, được dựng thành phim ít nhất đến 8 lần và cũng được khán giả đón nhận nồng nhiệt
  • Hiệp khách hành phát hành trên Minh báo năm 1965
  • Tiếu ngạo Giang hồ lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo năm 1967 được chuyển thể thành phim ít nhất 13 lần
  • Lộc Đỉnh Ký hay có tên khác là Lộc Đỉnh Công bắt đầu xuất bản vào năm 1969 trên Minh Báo và kéo dài trong 2 năm. Tác phẩm cũng đã được chọn để chuyển thể thành phim không dưới 10 lần
  • 1970, Việt nữ kiếm là truyện ngắn lần đầu tiên xuất bản

Trên đây là bài viết tổng hợp những tin tức mới nhất giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi Kim Dung là ai? Qua đó, chúng ta cũng thấy được cuộc đời và sự nghiệp của ông một cách chân thực nhất, để có được thành công cũng đều cần có sự kiên trì, không ngừng học hỏi. Dù đã ra đi nhưng ông đã để lại cho nền văn học thế giới một kho tàng đồ sộ để người sau còn nhớ mãi!

Kiemhiep.com.vn

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại phản hồi

Hey, vì vậy bạn đã quyết định để lại một bình luận ! Thật tuyệt. Chỉ cần điền vào các trường bắt buộc và nhấn gửi . Lưu ý rằng nhận xét của bạn sẽ cần được xem xét trước khi được công bố .