Tìm hiểu về truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được những đứa trẻ rất yêu thích. Những câu chuyện giản dị trong thế giới cổ tích luôn chứa đựng những triết lý đời sâu sắc hơn bao giờ hết.

Contents

Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian mang tính chất hư cấu, ly kỳ như người lùn, rồng, yêu tinh, nàng tiên, người khổng lồ, nàng tiên cá, động vật biết nói, phù thủy, ma thuật… Những thể loại truyện cổ tích thường có hình thức của một câu chuyện ngắn.

truyện cổ tích là gì

Trong các nền văn hóa khác nhau đều phân biệt rõ ràng giữa truyện cổ tích và huyền thoại và truyền thuyết, ngoài ra nó cũng được tách biệt hoàn toàn với truyện ngụ ngôn.

Truyện cổ tích thường chỉ xuất hiện trong dạng nói và văn học, là thể loại đã xuất hiện từ rất sớm (khoảng cuối thế kỷ 17), có nhiều câu chuyện cổ tích đến nay đã có niên đại hàng thế kỳ.

Đặc điểm của truyện cổ tích

Truyện cổ tích thường chỉ khác với những thể loại truyện khác ở yếu tố người kể truyện, người kể khác thì người nghe tiếp nhận cũng khác biệt, trước hết sự tiếp nhận đó là sự hư cấu thẩm mỹ, giống như những ngôn từ có thể khiến não bộ tưởng tượng hết mức.

Một đặc điểm nữa là yếu tố hư cấu, yếu tố tưởng tượng nó giống như một đặc điểm đó đều có liên hệ với đời sống hiện thực. Thông qua những ngôn từ, nội dung và tính chất của cốt truyện yếu tố hư cấu càng trở nên chân thật hơn.

Nhiều câu truyện cổ tích Việt Nam đã phải ánh được những nét tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh và những biểu tượng.

truyện cổ tích việt nam

Những câu truyện cổ tích hình thành muộn hơn thì hình thường bắt đầu thay đổi để mang đến cảm nhận thiết thực hơn bao giờ hết, thường nhắc nhiều đến công chúa, hoàng tử, đức vua và hoàng hậu.

Với những câu truyện cổ tích thời kỳ muộn hơn như thời kỳ chủ nghĩa tư bản thì chú trọng vào yếu tố tiền bạc, thương nhân, những mối quan hệ trong xã hội, những lần đổi chác, những tương phản giàu nghèo, quan hệ mua bán…

Truyện cổ tích thường bắt đầu với “ngày xửa ngày xưa” và kết thúc với “và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau”.

Nội dung truyện cổ tích

Nội dung tư tưởng trong truyện cổ tích luôn mang tinh thần lạc quan, kết thúc lúc nào cũng có hậu. Trong truyện nhất định cái tốt thắng cái ác, cái thiện được tôn vinh, cái ác bị chế giễu, bị loại trừ.

Truyện cổ tích được truyền từ đời này sang đời khác bằng miệng nên cùng 1 câu chuyện sẽ có nhiều dị bản khác nhau. Sự dị bản này có thể thấy được ở những dân tộc khác nhau trên thế giới, những điểm chung nhất về sinh hoạt, lối sống, lịch sử và văn hóa. Ngoài ra những dị bản này cũng do yếu tố người kể truyện, họ thường thêm yếu tố cá nhân, thêm thắt chi tiết theo ý đồ riêng vào làm thay đổi đi phần nào nội dung quan trọng.

Các dạng truyện cổ tích ở Việt Nam

Cổ tích thần kỳ: đây là những câu truyện cổ tích trong giai đoạn phát triển đầu tiên nhất. Nội dung của loại này thường gắn liền với ma thuật, thần thoại. Ví dụ như truyện cổ tích “dũng sĩ diệt rồng”, “giải cứu người đẹp”…

Cổ tích phiêu lưu: Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.

Cổ tích loài vật: Nhân vật chính hoặc phụ là các con vật được hình nhân hóa, trong cổ tích Việt Nam chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều thể loại này, khi được pháp nhân hóa những con vật này sẽ biết nói chuyện như “rùa và thỏ”, “sự tích chúa sơn lâm”…

truyện cổ tích loài vật

Truyện cổ tích được phát triển theo thời gian, từ thời kỳ phổ biến hóa phép thuật, dần mất đi rồi chuyển qua các loài động vật rồi dần dần chuyển qua các câu chuyện về tình người, tiền bạc, các mối quan hệ…. ngoài 3 loại truyện cổ tích trên vẫn có một số loại truyện bịa, chuyện mang tính chất trêu chọc, lừa gạt, truyện quấy đảo, vu vơ…

Truyện cổ tích có thật không?

Trong cuộc sống của chúng ta, trong một số thời điểm có lẽ độc giả ở đây cũng từng nghe nói đến “truyện cổ tích có thật” nhưng cho đến nay vẫn chưa ai từng thấy. Vậy nên chúng không có thật mà dựa vào sự vật hiện tượng có thật để tạo nên câu chuyện.

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam như: Sự tích dưa hấu, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sự tích con rồng cháu tiên… tất cả đều được kể bắt đầu với một niềm tin là có thật, nhưng cũng chỉ do người kể một câu chuyện được tạo ra bởi một cộng đồng qua nhiều thế hệ và được truyền lại bằng miệng. Một câu chuyện cổ tích là một câu chuyện dân gian đã được viết ra và bao gồm một yếu tố kỳ diệu.

Một số câu truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích

  • Sự tích nàng tiên ốc
  • Sự tích ông công ông táo
  • Sọ Dừa
  • Tấm Cám
  • Thạch Sanh
  • Thánh Gióng
  • Cây tre trăm đốt
  • Cây Khế
  • Sự tích trầu cau
  • Sự tích con rồng cháu tiên
  • Sơn Tinh – Thủy Tinh
  • Sự tích bánh chưng bánh dày
  • Sự tích dưa hấu
  • Quả bầu tiên
  • Sự tích bông hoa cúc
  • Sự tích cây vú sữa
  • Sự tích con chuồn chuồn
  • Trí khôn của ta đây
  • Em bé thông minh
  • Ông tướng gầy
  • Sự tích con thạch Sùng
  • Cóc kiện trời
  • Sự tích con dã tràng
  • Sự tích hồ gươm
  • Chàng ngốc học khôn
  • Của thiên trả địa

..v.v…

Truyện cổ tích cũng là một món ăn tinh thần không thế thế được trong cuộc sống con người tại Việt Nam. Tuy nhưng câu truyện hư cấu đơn giản nhưng lại là những bài học triết lý, đạo đức sâu sắc chứa đựng trong đó.

Rate this post

Bài viết liên quan

Để lại phản hồi

Hey, vì vậy bạn đã quyết định để lại một bình luận ! Thật tuyệt. Chỉ cần điền vào các trường bắt buộc và nhấn gửi . Lưu ý rằng nhận xét của bạn sẽ cần được xem xét trước khi được công bố .